29/07/2019

Đánh giá quy trình lựa chọn ưu tiên đầu tư tái thiết sau thiên tai – Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (Cr.4770-VN)


1. Thời gian: Tháng 06/2013-Tháng 12/2013
2. Địa điểm: Việt Nam
3. Mục tiêu:
- Giải quyết tình trạng thiếu vốn thường xuyên đối với việc tái thiết sau thiên tai nhằm đảm bảo tái thiết kịp thời và giảm thiểu tác động của các mối nguy hiểm đối với tăng trưởng kinh tế, tránh rủi ro làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo
- Tăng cường năng lực của chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hiệu quả phân bổ, giải ngân và sử dụng vốn hiệu quả trong các hoạt động tái thiết sau thiên tai
4. Hoạt động chính:
- Đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của các quy định về khắc phục hậu quả bão lụt và tái thiết sau thiên tai cấp trung ương và địa phương, đặc biệt là cho các cơ sở tái thiết trung hạn
- Đánh giá bản chất của các công trình tái thiết khẩn cấp và công trình trung hạn, thảo luận về sự khác biệt, sự cần thiết có các tiêu chí khác nhau cho 2 loại hình tái thiết
- Xem xét lại quy trình kế hoạch hóa của chính phủ cho đầu tư tái thiết sau thiên tai ở cấp trung ương và địa phương. Đánh giá sơ bộ về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và vốn cộng đồng
- Đánh giá các tiêu chí và quy trình hiện hành đang áp dụng cho dự án nhằm sàng lọc sắp xếp thứ tự ưu tiên các đầu tư và thực hiện tái thiết sau thiên tai. Xác định những vấn đề cách biệt về tiêu chí lựa chọn giữa Sổ tay và thực tế. Có các ví dụ về những tiêu chí trong Sổ tay thực hiện được và không thực hiện được
- Xem xét những quy định, hướng dẫn liên quan tới khắc phục hậu quả thiên tai của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ bao gồm UNDP, IFRC, v.v.
- Rút ra những bài học, những thông lệ tốt về kế hoạch hóa, quản lý tái thiết sau thiên tai từ các nước như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Phillipin, v.v, phù hợp và có thể áp dụng được ở VN
- Soạn thảo một bộ các tiêu chí lựa chọn ưu tiên các dự án tái thiết sau thiên tai, bao gồm các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường phù hợp với loại hình tái thiết trung hạn hay dài hạn
- Đề xuất một quy trình chuẩn để thu hút các nguồn vốn tái thiết sau thiên tai ở cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó nêu rõ vai trò của Bộ Tài chính và các cơ quan hỗ trợ kĩ thuật trong quản lý rủi ro thiên tai (Ví dụ: Bộ NN&PTNT) và các bộ khác trong quá trình xem xét, thẩm định danh mục ưu tiên tái thiết sau thiên tai
- Trình bày kết quả nghiên cứu với Bộ Tài chính, các bộ liên quan khác (ví dụ Bộ NN&PTNT) để hoàn thiện dự thảo quy định chuẩn nói trên nhằm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.
• Kết quả đầu ra:
Đầu ra 1: Một báo cáo đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực của thể chế hiện hành, quá trình lập kế hoạch của Chính phủ cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vốn của Chính phủ và cộng đồng cho đầu tư tái thiết sau thiên tai ở cấp địa phương và trong phạm vi cả nước
Đầu ra 2: Một báo cáo đánh giá những tiêu chí và trình tự hiện hành đang áp dụng đối với dự án để sàng lọc và lập thứ tự ưu tiên với các tiểu dự án tái thiết sau thiên tai, bao gồm việc xác định những thiếu hụt giữa quy định với thực tiễn, đưa ra những bài học, và những kiến nghị nhằm hoàn thiện những thiếu hụt nói trên
Đầu ra 3: Một số các kinh nghiệm và thông lệ tốt về lập kế hoạch và quản lý tái thiết sau thiên tai ở Việt Nam và kinh nghiệm các nước khác có thể vận dụng vào Việt Nam
Đầu ra 4: Một dự thảo cuối cùng về các chỉ số để lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư tái thiết sau thiên tai
Đầu ra 5: Một bản dự thảo cuối cùng về quy trình chuẩn của Bộ Tài chính để tạo nguồn và huy động vốn hỗ trợ tái thiết sau thiên tai ở cấp quốc gia và cấp tỉnh.
5. Đơn vị thực hiện:
- Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI
6. Đơn vị hưởng lợi: Bộ Tài chính
7. Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB)
8. Ngân sách: 18.000 US$

Tin Liên Quan