Tháng 4/2017, Liên danh tư vấn của Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) và Trung tâm Đa dạng và An toàn Sinh học (CBB) đã chính thức ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho Ban Quản lý Dự án Trung ương thuộc dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiển vùng Mê Công mở rộng” do ADB tài trợ. Hợp đồng sẽ được triển khai trong 02 năm từ 2017 đến năm 2019.
Dự án “Hành lang Bảo tồn Đa dạng Sinh học Tiểu Vùng Mê Công mở rộng, giai đoạn 2” (Dự án BCC) do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan chủ quản nhằm tăng cường hợp tác và quản lý xuyên biên giới các hệ sinh thái rừng giữa các quốc gia trong Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS).
Thông qua Dự án sẽ có 34 triệu đô được đầu tư cho hành lang bảo tồn đa dạng sinh học vùng Trung Trường Sơn. Tại Việt Nam, dự án tập trung giảm thiểu sự phân mảnh của các cảnh quan rừng có đa dạng sinh học cao để duy trì khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu trong khu vực Cảnh quan Bảo tồn Trung Trường Sơn. Khu vực dự án bao gồm 35 xã tại 6 huyện của các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam và được dự kiến sẽ thực hiện từ năm 2011 đến tháng 3 năm 2019.
Dự án BCC bao gồm 2 hợp phần chính: Hợp phần chính thứ nhất – chủ yếu được tài trợ bởi khoản vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng cường sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phục hồi rừng và tăng cường các dịch vụ sinh thái bên ngoài khu bảo tồn cảnh quan thông qua các hoạt động bảo tồn và phát triển tích hợp cảnh quan. Hợp phần thứ hai chủ yếu được cấp vốn thông qua một một khoản tài trợ bởi Quỹ Môi trường toàn cầu, thúc đẩy tăng cường quy hoạch và quản lý đa dạng sinh học và rừng trong các khu bảo tồn, và các biện pháp bảo tồn cảnh quan để tạo điều kiện phát triển bền vững tài chính và giảm lượng phát thải khí nhà kính.
Khu vực dự án BCC (Trung Trường Sơn) là điển hình của rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù khu vực này nằm trong vùng giao thoa giữa vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Các cảnh quan đa dạng sinh học, và có một số loài đang bị đe dọa và đặc hữu, bao gồm Vượn đen tuyền (Nomascus siki) và (Nomascus annamemsis), Chà vá chân nâu (Pygathryx nemaeus) và Mang lớn (Muntiacus vuquangensis). Đa dạng sinh học địa phương, chủ yếu với các loài có hệ sinh thái hẹp, là dễ bị ảnh hưởng do tác động của biến đổi khí hậu.
AMDI chịu trách nhiệm tư vấn quản lý trong phạm vi địa lý của nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu dự án BCC là khu vực miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, bao gồm bảy khu bảo tồn đã thiết lập và một khu đề xuất, vùng đệm và hành lang bảo tồn đa dạng sinh học đề xuất liên kết với khu bảo tồn mục tiêu trong cảnh quan phong cảnh. Diện tích rừng của cảnh quan (khoảng 750.000 ha) chủ yếu phân bố ở các huyện biên giới với Lào như Hướng Hóa và Đăk Krông (Quảng Trị); A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên Huế); và Tây Giang và Nam Giang (Quảng Nam)
Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, AMDI và đối tác liên danh tiến hành mời các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực quản lý môi trường, đa dạng sinh học động - thực vật và hệ sinh thái, chuyên gia biến đổi khí hậu và khí tượng học với vai trò là tư vấn cho dự án.
Các chuyên gia Biến đổi khí hậu và Đa dạng sinh học họp Khởi động dự án BCC
Kết quả dự kiến của gói tư vấn, AMDI cùng các chuyên gia tư vấn hoàn thiện báo cáo đầy đủ các kết quả biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu đến giá trị đa dạng sinh học và xây dựng một kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu cho khu bảo tồn cảnh quan Trung Trường Sơn.
Với vai trò là đơn vị chính trong liên danh và đảm nhận phần lớn khối lượng công việc, AMDI tiếp tục khẳng định được uy tín và kinh nghiệm của mình trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ quản lý dự án trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học.