04/08/2018

CHUYẾN KHẢO SÁT THỰC ĐỊA GÓI THẦU “ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA KHÍ HẬU LÊN HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC".

Ngày 5/2/2018 vừa qua, Liên danh Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI) và Trung tâm Đa dạng và An toàn Sinh học (CBB) đã kết thúc phần khảo sát thực địa sâu và tham vấn tại địa phương trong hợp đồng “Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu lên hành lang đa dạng sinh học” - Dự án “Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng, giai đoạn 2” (dự án BCC). Tiếp nối hoạt động khảo sát sâu tại Quảng Trị vào tháng 9/2017, chuyến thực địa lần này được thực hiện tại các địa phương và khu vực cảnh quan bảo tồn Trung Trường Sơn tại 02 tỉnh dự án còn lại là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.  

Chuyến khảo sát thực địa tại tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện giữa tháng 1/2018. Với mục tiêu chung là thu thập thông tin đầu vào về đa dạng sinh học, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đồng thời kiểm chứng thông tin thu được, đoàn tư vấn đến tham vấn tại huyện Nam Đông, huyện A Lưới là hai huyện thuộc địa bàn dự án và hai khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, khu bảo tồn Sao La – A Lưới. Nhìn chung, vùng dự án tại tỉnh Thừa Thiên Huế có đặc điểm tự nhiên bất lợi với địa hình chia cắt phức tạp, nhiệt độ và lượng mưa không đồng đều. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các sự kiện thiên tai như mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sương muối xảy ra thường xuyên hơn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân – đặc biệt là đồng bào dân tộc Tà Ôi sinh sống xung quanh khu bảo tồn trong phạm vu khu vực dự án. Một điểm đáng ghi nhận là trong những năm gần đây, công tác bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên được triển khai tốt, các hoạt động sinh kế của người dân không tác động sâu vào các khu bảo tồn. Tuy nhiên, tại khu bảo tồn Sao La – A Lưới, tình trạng săn bắt động vật rừng tăng lên và cũng được kiểm soát tại trong thời gian gần đây. 

Một số hình ảnh trong chuyến khảo sát thực địa lần 2 tại tỉnh Thừa Thiên Huế: 
 

Khảo sát tại Trạm kiểm lâm cửa rừng A Tép – Khu bảo tồn Sao La – A Lưới
 

 

 

 

 


 

                 Phỏng vấn người dân tại thôn xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền), và xã A Roàng (huyện A Lưới), tỉnh Thừa Thiên Huế 

          Tiếp nối chuyến làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đoàn khảo sát tham vấn và làm việc với các đơn vị trực thuộc dự án BCC tại tỉnh Quảng Nam, bao gồm Ban quản lý dự án BCC huyện Nam Giang, khu bảo tồn Sao La – Quảng Nam, khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Sông Thanh, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. 

Mẫu vật Mang thường - làm việc tại khu bảo tồn Sao La – Quảng Nam

          Qua khảo sát thực địa, chúng tôi ghi nhận các khu rừng trong địa bàn dự án tại tỉnh Quảng Nam có độ che phủ tốt hơn cả so với hai tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị. Các loài động vật mục tiêu trong danh mục nghiên cứu của dự án như Chà vá chân nâu, Vượn mào, Mang lớn, Trĩ sao, Gà lôi trắng, Cao cát, Phượng hoàng được ghi nhận sự xuất hiện tại khu vực khảo sát. Trên tuyến đường khảo sát cũng có ghi nhận một số loài thực vật. Tình hình bảo tồn đa dạng sinh học được tăng cường. Sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Ca dông, Cơ-ho) trong khu vực dự án được cải thiện rõ rệt, vì thế người dân không còn coi khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng là nghề chính. Vì thế, tình hình bảo vệ rừng đạt kết quả tốt. Về khí tượng thủy văn, những năm gần đây, mưa lớn ảnh hưởng đến địa bàn các khu bảo tồn và khu vực mục tiêu, gây sạt lở nghiêm trọng tại các khu vực này. 


Khảo sát tại khu bảo tồn sông Thanh

Phỏng vấn đồng bào dân tộc Ca-dong tại xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

          Chuyến khảo sát thực địa sâu tại 3 tỉnh dự án Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đóng vai trò quan trọng, cung cấp thông tin đầu vào thiết yếu để nhóm chuyên gia AMDI – CBB viết báo cáo Đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu lên hành lang đa dạng sinh học. 

Linh Chi 

Tin Liên Quan