1. Thời gian: Tháng 08/2011-Tháng 09/2012
2. Địa điểm: An Giang – Việt Nam, SamutSongkhlan - Thái Lan và Prey Veng - Cam-pu-chia
3. Mục tiêu:
Mạng lưới nghiên cứu Mê Kông bền vững là một sáng kiến nghiên cứu và cam kết chính sách nhằm kết nối các đối tác nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực phát triển bền vững tại các quốc gia thuộc khu vực sông Mê Kông như Cam-pu-chia, Trung Quốc, Lào, My-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.
Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của khu vực sông Mê Kông, các bằng chứng khoa học cần được áp dụng trong hoạch định chính sách cho phát triển bền vững. Bắt đầu từ năm 2005, SUMERNET là một mạng lưới các tổ chức khu vực sông Mê Kông hỗ trợ nghiên cứu chính sách và các hoạt động tiếp cận để tuyên truyền và thu hút các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch cũng như các bên liên quan. Trong bối cảnh này, đòi hỏi một chương trình nghị sự phát triển nhằm giải đáp các câu hỏi và vấn đề chính sách phát sinh trong khu vực. Mục tiêu của dự án là xây dựng các mô hình hiệu quả nhằm truyền thông các rủi ro biến đổi khí hậu liên quan đến nguồn nước giữa các bên liên quan ở cấp quốc gia và địa phương trong khu vực Mê Kông.
4. Hoạt động chính:
Nhiệm vụ 1: Tiến hành điều tra ban đầu về nhận thức và hiểu biết về rủi ro biến đổi khí hậu
- Tiến hành nghiên cứu tại bàn theo kế hoạch Quản lý rủi ro thiên tai (DRM)/Thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA) và kế hoạch phát triển kinh tế
- Xây dựng các công cụ khảo sát định tính và định lượng tại 3 quốc gia
- Tiến hành khảo sát định tính và định lượng ban đầu (tại Việt Nam, Thái Lan và Campuchia)
- Phân tích dữ liệu và viết báo cáo
Nhiệm vụ 2: Xây dựng mô hình truyền thông
- Lựa chọn các thành viên phù hợp cho nhóm truyền thông rủi ro (RCWG)
- Thành lập các nhóm RCWG tại Đại học An Giang (Việt Nam), Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng SamutSongkhram (Thái Lan); Ban quản lý thiên tai cấp tỉnh (Cam-pu-chia)
- Tiến hành đào tạo truyền thông hiệu quả cho các thành viên nhóm RCWG
- Xây dựng mô hình truyền thông sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng. Mô hình bao gồm thời gian biểu, các công nghệ truyền thông phù hợp, khán giả mục tiêu, nội dung và các nguồn lực.
- Phát triển các sản phẩm truyền thông bao gồm các tài liệu IEC (in ấn, âm thanh, hình ảnh) cho thí điểm mô hình truyền thông
Nhiệm vụ 3: Thử nghiệm và thông qua các mô hình truyền thông
- Xây dựng các tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả các mô hình truyền thông
- Thí điểm các mô hình truyền thông tại các cộng đồng mục tiêu tại tỉnh An Giang
- Đánh giá các mô hình truyền thông
- Tài liệu về các phát hiện, bao gồm các bài học kinh nghiệm
Nhiệm vụ 4: Nhân rộng và phổ biến
- Tổ chức hội thảo tại đại học An Giang để chia sẻ những phát hiện và áp dụng thiết kế cho các đối tác Cam-pu-chia và Thái Lan
- Điều chỉnh các mô hình truyền thông trong bối cảnh địa phương và quốc gia
- Nhân rộng mô hình truyền thông tại Thái Lan và Cam-pu-chia
- Tổ chức hội thảo chia sẻ các phát hiện và trao đổi kinh nghiệm giữa 3 quốc gia
- Trình bày các phát hiện và bài học kinh nghiệm với khu vực sông Mê Kông/ quốc tế
- Xuất bản các phát hiện của dự án và các mô hình học tập trên các tạp chí
5. Đơn vị thực hiện:
- Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI
6. Đơn vị hưởng lợi: SumerNet
7. Nhà tài trợ: CDKN/DFID
8. Ngân sách: 80.000 US$